Niên đại chúa Trịnh Thảo_luận_Thành_viên:TT_1234

Thử xem lại những năm cuối thời Trịnh Tráng mà Trịnh Tạc được phong Tây Định vương thì thấy, thực chất ông Tráng vẫn cầm quyền. Như việc năm 1655, "vương (tức Tráng) tâu vua cho Tây Định vương Trịnh Tạc đi (đánh Nguyễn)...". Như vậy nghĩa là quyền tối cao phủ chúa vẫn là ông bố, đứng ra tâu vua cử ông con - chỉ với tư cách tướng - cầm quân đi. Chữ "vương" của ông con chỉ là tước phong, như vậy càng có thể hiểu là "tạo thêm uy lực" - trong thời chiến, với quân địch, với cấp dưới và cả với các anh em khác của Tạc nữa.

Như vậy trừ Trịnh Doanh, trong tập đoàn họ Trịnh phong vương không đồng nghĩa được làm chúa.Trungda (thảo luận) 15:56, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)

Nhà Trần có 1 công bố rất rõ ràng về việc truyền ngôi giữa 2 cha con, và ông con có hẳn cái mốc về niên hiệu mới của chính mình. Còn như các chúa Trịnh không có biên chép nào chính thức. Việc nhường và có công bố là sự kiện quan trọng bậc nhất, nên nếu có chắc chắn chính sử sẽ ghi. Còn nếu không có nghĩa là việc này không tồn tại khi chúa cha chưa qua đời.Trungda (thảo luận) 10:31, ngày 15 tháng 2 năm 2022 (UTC)